Đồng Sunfat là gì? Cách dùng đồng Sulfat (CuSO4) diệt rêu tảo trong bể bơi, ao tôm

Bạn có biết đồng sunfat là một muối vô cơ tồn tại ở dạng khan hoặc dạng ngậm nước?! Ứng dụng trong xử lý nước (đặc biệt là xử lý nước bể bơi) ra sao? Hóa chất này có độc không và cần lưu ý gì trong quá trình sử dụng? Toàn bộ thông tin này sẽ được Bilico giải đáp chi tiết tại bài viết này. Nào bắt đầu thôi!

Đồng sunfat (CuSO4) là gì?

Theo Wikipedia, Công thức hóa học của đồng 2 sunfat là CuSO4. Đây là một hợp chất vô cơ tồn tại ở nhiều dạng khác nhau: muối khan, khoáng vật và ngậm nước CuSO4.5H2O (pentahydrate), CuSO4.3H2O (dạng trihydrat) và CuSO4.7H2O (dạng heptahydrat).

Trong điều kiện thường, đồng (II) sunfat là chất bột màu trắng, hút ẩm mạnh, tạo thành pentahydrat CuSO4.5H2O có màu xanh lam, còn gọi là phèn xanh. Lợi dụng tính chất này, người ta dùng muối khan CuSO4 để phát hiện nước lẫn trong các hợp chất hữu cơ.

Tính chất của dung dịch đồng sulfat

Tính chất vật lý

Sunphat đồng ở dạng ngậm nước có  màu xanh lam, tồn tại ở dạng  tinh thể rắn hoặc bột. Hòa tan được trong nước, methanol nhưng không tan được trong ethanol.

  • Khối lượng mol: 159.62 g/mol (khan) và 249.70 g/mol (ngậm 5 nước).
  • Khối lượng riêng: 3.603 g/cm3 (khan) và 2.284 g/cm3 (ngậm 5 nước).
  • Điểm nóng chảy: 150 °C (423 K) (ngậm 5 nước).
  • Độ hòa tan của đồng sulfat ngậm 5 nước là 316g/L (0 °C) và 2033 g/L (100 °C).

Tính chất hóa học

  • Tác dụng với kiềm để tạo ra natri sunphat và đồng hidroxit => CuSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Cu(OH)2
  • Tác dụng với dung dịch NH3 tạo ra đồng hidroxit và muối amoni sunfat => CuSO4 + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2 + (NH4)2SO4
  • Phản ứng với các kim loại đứng trước đồng trong bảng tuần hoàn (ví dụ như Mg, Fe, Zn, Al, Sn, Pb, …):

CuSO4 + Zn → ZnSO4 + Cu

CuSO4 + Fe → FeSO4 + Cu

CuSO4 + Mg → MgSO4 + Cu

CuSO4 + Sn → SnSO4 + Cu

3CuSO4 + 2Al → Al2(SO4)3 + 3Cu

Đồng sunfat có tác hại gì? Liệu có độc không?

Theo PGS.TS Trần Hồng Côn, khoa Hóa – Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên (Đại Học Quốc Gia Hà Nội) chia sẻ: “Sunfat đồng là một phần được ứng dụng để ngăn chặn tảo phát triển và chúng độc hại đối với tất cả mọi loại thủy – sinh vật và gây tác hại cho môi trường nước khi sử dụng quá liều lượng”.

Với mục đích làm trong xanh nước, đánh lừa thị giác người bơi mà nhiều chủ bể bơi thường sử dụng với liều lượng cao hơn mức cho phép. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người bởi, đặc biệt là đối tượng trẻ em bởi sức đề kháng kém hơn so với người lớn: gây buồn nôn, tiêu chảy, nhức đầu, vàng da, …

Như vậy, có thể khẳng định đây là một hóa chất độc hại nếu sử dụng quá liều lượng. Nếu được dùng đúng liều lượng sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng!!!

Do đó, để đảm bảo hiệu quả sử dụng là tối đa nhất, quý vị cần phải tính toán liều lượng cho phù hợp. Vậy, những ứng dụng chi tiết của hóa chất đồng ii sulfat là gì?

Đồng sulfat có tác dụng gì?

Ứng dụng trong xử lý nước bể bơi

CuSO4 khi tác dụng với nước sẽ giải phóng ion Cu2+ gây ức chế quá trình quang hợp của các loại rêu tảo, không cho chúng sinh sôi và phát triển và dần dần bị tiêu diệt. Điều này giúp đảm bảo hồ bơi luôn sạch và không có rêu tảo xuất hiện. Hiện tại, hầu hết các chủ đầu tư bể bơi đều sử dụng loại hóa chất hồ bơi này để ức chế và ngăn ngừa sự phát triển của rêu, tảo.

 

Hình ảnh các hồ bơi bị nhiễm rêu tảo từ nhẹ tới nặng

Quy trình xử lý như sau:

  • Bước 1: Kiểm tra và duy trì nồng độ pH trong nước trong mức chuẩn 7.2 – 7.6
  • Bước 2: Hòa tan đồng bột với nước rồi rải đều xung quanh bể bơi. Liều lượng tùy thuộc vào mức độ rêu tảo xuất hiện.
  • Bước 3: Chuyển tay van của bình lọc sang chế độ Recirculation để hòa tan hóa chất. Chờ trong vòng từ 2 – 4 giờ để hóa chất phát huy tác dụng.
  • Bước 4: Tắt hệ thống lọc, sử dụng trợ lắng PAC 31% để làm lắng xác tảo, cặn bẩn xuống đáy.
  • Bước 5: Sau khoảng 4 – 6 tiếng sử dụng dụng cụ vệ sinh để hút cặn và vệ sinh lại bể.

 

Ứng dụng xử lý nước ao hồ, ao tôm, bể cá

Hiện nay, hóa chất Sun phát đồng được ứng dụng rất nhiều trong xử lý các loại vi khuẩn – nấm gây hại cho thủy hải sản ở ao hồ. Cụ thể như sau:

Công Dụng Điều trị bệnh hại Cách sử dụng
Xử lý ao (hồ) đang nuôi tôm – Đóng rong, đen mang do ký sinh.

– Diệt rong nhớt đáy ao

Tiến hành hòa tan hóa chất ở dạng bột với nước và rải đều khắp bề mặt của ao nuôi tôm với liều dùng là 1g/m3 nước ao hồ. Mỗi ngày tiến hành rải một lần và làm liên tục trong 2 – 3 ngày để tiêu diệt nấm
Xử lý ao (hồ) chưa nuôi tôm – Diệt rong nhớt đáy ao Trong trường hợp này quý vị sử dụng với liệu lượng 0.23g/m3 nước ao và tiến hành rải đều lên bề mặt ao. Công việc cũng được thực hiện liên tục trong khoảng 3 ngày mỗi ngày rải 1 lần.
Xử lý bể nuôi cá – Bệnh trắng mang, đỏ mang, lở loét do ký sinh trùng

– Rận cá

– Bệnh bông gòn

– Bệnh thối đuôi, vây

Lấy 0,3g/m3 nước hòa tan đều sau đó treo ở đầu bè mỗi ngày 1 lần, dùng 3 ngày liên tục.

 

Ứng dụng trong nông nghiệp

Bệnh cạnh ứng dụng trong điều trị các bệnh lý ở tôm cá, hợp chất này còn được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất phân bón, giúp tăng khả năng chịu hạn, chống chịu sâu bệnh của cây trồng. Bổ sung vi lượng đồng cho cây. Đồng thời, đây cũng được xem là thuốc kháng nấm, thuốc diệt sâu bệnh cho cây và là thành phần trong nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Ứng dụng trong sản xuất và khai thác

Đồng sunphat được sử dụng trong điều chế các chất xúc tác sử dụng trong chế biến khai thác dầu khí. Được ứng dụng trong công nghiệp dệt may, làm tăng độ bền màu của thuốc nhuộm vải. Ngoài ra, trong chế biến thực phẩm hóa chất này được sử dụng như chất tạo màu, là thành phần trong dung dịch bảo quản, ngăn ngừa thực phẩm thối rữa.

Ứng dụng trong phòng thí nghiệm

Trong các thí nghiệm, hóa chất CuSO4 được sử dụng để làm chất thử, chất xúc tác cho các phản ứng hóa học. Ngoài ra, nó còn được sử dụng trong phản ứng thử huyết sắc tố trong máu. Người ta sẽ thả máu vào trong dung dịch nếu máu không chìm xuống hoặc chìm từ từ thì chứng tỏ không có đủ lượng hemoglobin.

Lưu ý khi sử dụng đồng Sunfat

Để đảm bảo công dụng là tốt nhất, quý vị cần lưu ý những vấn đề sau (đặc biệt là trong xử lý nước hồ bơi và ao nuôi tôm)

  • Khi sử dụng cần phải đẹp găng tay và khẩu trang cẩn thận tránh tiếp xúc trực tiếp.
  • Kiểm tra nồng độ pH kỹ càng để xác định nồng độ kiềm của nước (cả bể bơi và hồ nuôi tôm) để tính toán lương hóa chất sử dụng.
  • Không tiến hành rải hóa chất lên bề mặt hồ vào những ngày mưa to để tránh hóa chất bị tràn ra ngoài.
  • Không nên tháo nước ao hoặc lọc tuần hoàn sau thời điểm rải dung dịch lên bề mặt trong khoảng 72h.
  • Tiến hành đo nhiệt độ nước để đảm bảo phải dưới 60oC tránh làm giảm tác dụng của hóa chất.
  • Đối với ao nuôi tôm do trong nước ao tồn tại các hợp chất hữu có có thể xảy ra phản ứng hóa học với dung dịch CuSO4. Do vậy cần lấy mẫu nước tiến hành làm thí nghiệm trước khi thực hiện diện rộng để đảm bảo rải đủ lượng hóa chất cần thiết.

Hướng dn s dng:

Liên hệ trực tiếp để được tư vấn phù hợp nhất về nhu cầu của Quý Khách !

Hoặc có thể tham khảo tại đây:

H tr k thut/mua hàng

☎️ ️ Quý khách có nhu cầu mua hàng hoặc cần tư vấn cách dùng vui lòng liên hệ số điện thoại chi nhánh gần nhất ở cuối website.

Chúng tôi luôn cam kết 100% về chất lượng sản phẩm!

Trân trọng cảm ơn Quý khách đã đến với VMC GROUP Đà Nẵng

Về tập đoàn hoá chất VMC GROUP

Chúng tôi chuyên phân phối các loại hoá chất công nghiệp, dung môi công nghiệp,hương liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, cồn khô, cồn thạch,hoá chất tẩy rửa - vệ sinh, hoá chất thuỷ sản....

Quý khách có nhu cầu mua hàng hoặc cần tư vấn cách dùng vui lòng liên hệ chi nhánh gần nhất của VMC GROUP ở cuối website